Giải pháp hội nghị truyền hình ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay. Các thống kê nghiên cứu chỉ ra rằng từ năm 2005, người dùng sử dụng dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến đã tăng trưởng đến 140% (2019) và được dự đoán sẽ tăng thêm 77% trong khoảng thời gian từ 2019 - 2022. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu thông tin về hội nghị truyền hình cũng được người dùng quan tâm hơn, trong đó có codec. Vậy Codec là gì và có nhiệm vụ như thế nào trong mảng họp trực tuyến. Cùng tìm hiểu thêm về khái niệm, phân loại và một số mẫu codec phổ biến trong bài viết dưới đây.
Codec là một quy trình xử lý dữ liệu trên hệ thống phần cứng hoặc phần mềm, hỗ trợ mã hóa và nén một lượng lớn thông tin (như là âm thanh, hình ảnh hoặc phụ đề,..) để giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng lưu trữ nội dung. Codec được ghép từ hai cụm từ “COder (mã hóa) – DECoder (giải mã)” hoặc là “COmpressor (nén) – DECompressor (giải nén)”. Ngày nay, codec được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ, cụ thể là được sử dụng nhiều trong mảng hội nghị truyền hình, ở các phương tiện truyền thông trực tuyến hay các ứng dụng chỉnh sửa video. Nhờ có các cải cách công nghệ mà hiện nay ngày càng có nhiều loại codec hỗ trợ hội nghị truyền hình tiên tiến hơn như H.264, H.265 và VP8/9.
Hiện tại, ở một bộ thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến phần cứng thông thường sẽ bao gồm các thành phần chính là:
Ngoài ra, còn có thêm các hệ thống dây cáp đi kèm để kết nối thiết bị.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện chủ yếu hai loại nền tảng codec chính: một là Soft codec (hay còn được gọi là Codec phần mềm), hai là Hard codec (được gọi là Codec phần cứng).
Trong xu hướng trong những năm gần đây, hội nghị truyền hình dựa trên phần mềm đang được cộng đồng người dùng yêu thích và lựa chọn. Nguyên nhân chính bởi vì thiết bị nhỏ gọn và tiện lợi kèm thêm giá cả cũng khá “mềm” so với phần cứng. Có thể hiểu codec dựa trên phần mềm là hệ thống hội nghị truyền hình dựa trên đám mây hoặc dựa trên nền tảng web như Zoom, Skype hoặc Go-To Meeting,... Đặc điểm chính của codec phần mềm chính là không yêu cầu kết nối dựa trên dây cáp mà chủ yếu thông qua kết nối trên hệ thống mạng internet.
Ưu điểm của codec phần mềm
Giá cả cho giải pháp họp qua phần mềm rẻ hơn nhiều so với phần cứng chuyên dụng trước đây.
Đa dạng sự lựa chọn với mức phí chênh lệch nhỏ. Việc doanh nghiệp lựa chọn các gói ứng dụng phần mềm dưới 10 người hay cho 1000 thành viên đôi khi chỉ chênh nhau chưa đến 1 triệu đồng, giúp tối ưu ngân sách cho người sử dụng.
Dễ dàng cài đặt, thao tác điều khiển cực kỳ đơn giản hơn bao giờ hết. Cụ thể chỉ cần đảm bảo máy tính, laptop có camera và micro là có thể thực hiện cuộc gọi video nhanh chóng.
Nhược điểm của codec phần mềm
Codec phần mềm không có nhiều tính năng so với codec phần cứng, vì thế nếu doanh nghiệp nào cần tập trung vào hệ thống tính năng thì nên xem xét kỹ lưỡng hơn.
Chất lượng hình ảnh không được cao, nguyên nhân bởi vì hạn chế dung lượng băng thông trên nền tảng mạng Internet nên dù chất lượng camera quay có nét ra sao thì hiển thị trên màn ảnh vẫn chỉ dừng lại ở chế độ HD.
2. Codec phần cứng (hard codec)
Một phương án chuyên nghiệp thay thế khác mà doanh nghiệp có thể cân nhắc chính là hội nghị truyền hình qua phần cứng. Đây là giải pháp đã phát triển từ lâu và hiện tại ngày càng được các nhà sản xuất cải tiến nhiều hơn. Trên cơ bản, codec phần cứng hoạt động dựa vào hệ thống thiết bị chuyên dụng nội bộ, cho phép cung cấp hiệu ứng hình ảnh sắc nét với tần suất băng thông ít hơn.
Ưu điểm codec phần cứng
Cho ra chất lượng hình ảnh và âm thanh cực tốt, ít bị tác động bởi đường truyền mạng nên sẽ không xuất hiện tình trạng lag, giật hay rò âm,…
Tính bảo mật cao, khó rò rỉ thông tin nội bộ nên sẽ đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp yêu cầu chế độ an ninh cao.
Đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng từ phòng họp nhỏ đến các phòng hội trường cỡ lớn, khi mà “phần mềm” khó thực hiện.
Nhược điểm codec phần cứng
Tại thị trường ứng dụng hội nghị truyền hình, theo đà tăng trưởng của nhu cầu của người dùng trong mảng mã hóa và giải mã thông tin, nhiều giao thức tiêu chuẩn hội nghị truyền hình mới cũng được ra đời như H.264, H.265, VP8/9,… Đặc biệt trong quá trình sử dụng sản phẩm hội nghị truyền hình, khách hàng cũng dễ bắt gặp những thuật ngữ liên quan đến các giao thức mã hóa như H323, SIP,… chẳng hạn. Vậy những thuật ngữ kí hiệu đó là gì, cùng tìm hiểu trong hình mô tả dưới đây.
Một số loại codec hỗ trợ cho các sản phẩm hội nghị truyền hình phổ biến:
Polycom: H.261, H.263, H.264 AVC, H.264 High Profile, H.264 SVC, RTV
Cisco: H.261, H.263, H.263+, H.264 và H.265
Panasonic: H.261, H.263, H.263+, H.263++, H.264 High Profile và H.264 Base Line.
Aver: H.265, H.264, H.264 HP, H.264 SVC, H.263+, H.263, H.261
LifeSize: H.264, VP8, Mircosoft H.264 SVC.