NHỮNG THIẾT BỊ CẦN THIẾT ĐỂ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

 

MỤC LỤC

I. Những thiết bị cần cho một phòng học trực tuyến?

II. Hướng dẫn giáo viên cách kết nối thiết bị phòng học trực tuyến:

III. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ để dạy học trực tuyến

 

 

Trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn rất phức tạp các trường học chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên vì là một phương pháp mới giáo viên chưa có nhiêu nghiệp vụ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng. sẽ hướng dẫn cụ thể cho giáo viên cách chuẩn bị các thiết bị dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ các công cụ để thiết kế bài giảng Online hiệu quả, hấp dẫn hơn. 

 

I. Những thiết bị cần cho một phòng học trực tuyến?

 

Để có một phòng học trực tuyến hoàn chỉnh, các giáo viên cần trang bị cho mình những thiết bị sau:

 

Những thiết bị cần cho một phòng học trực tuyến

 

1. Máy tính/Laptop: yêu cầu cấu hình càng mạnh càng tốt 

 

2. Mạng Internet: gói Internet cáp quang có tốc độ cao

 

3. Camera ghi hình: hiện nay trên thị trường có nhiều loại camera đã tích hợp sẵn cả microphone, cho chất lượng hình ảnh, âm thanh khá tốt, các giảng viên có thể cân nhắc sử dụng. 

 

Đề xuất một số dòng camera all-in-one được đánh giá tốt quý 1/2022:

 

AVER CAM130: Dòng webcam cao cấp đến từ Đài Loan, sỡ hữu khả năng Zoom cao 5X, góc rộng 120 độ (hoặc 90 độ), nhận diện khuôn mặt thông minh, bảo mật cao, cho phép cài đặt trước 10 vị trí camera,…

 

AVER VB130: Camera hội nghị chuyên nghiệp cho phòng họp trung bình, gồm nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn như Audio Framing (bắt hình theo giọng nói), auto framing (nhận diện gương mặt), hình ảnh 4K, hỗ trợ hai góc nhìn, tích hợp camera và 5 microphone,…

 

AVER CAM520 PRO2: Camera PTZ họp trực tuyến cho phòng họp vừa và lớn, hỗ trợ Zoom 24X, hình ảnh FullHD, góc nhìn 84,5 độ, công nghệ Smart Framing linh hoạt, cổng PoE+ giúp thiết lập dễ dàng, phát sóng trực tiếp mọi lúc,…

 

 

4. Phần mềm dạy học trực tuyến: giúp kết nối giáo viên và học sinh. Xem những phần mềm miễn phí tốt nhất 2020 tại đây

 

Ngoài ra có thể bổ sung một số thiết bị hỗ trợ như: bảng viết, chân đế đặt camera…

 

II. Hướng dẫn giáo viên cách kết nối thiết bị phòng học trực tuyến:

 

Hướng dẫn giáo viên cách kết nối thiết bị phòng học trực tuyến

 

Giáo viên dùng laptop cài đặt phần mềm dạy học trực tuyến. Các thiết bị ngoại vi như camera và micro sẽ cắm vào laptop qua cổng USB. Camera có thể được đặt tại vị trí đối diện với giáo viên, cách khoảng 2-3m ( có thể thêm giá đỡ ) để tầm nhìn có thể đẹp nhất, cân đối nhất. Camera giúp thu hình, micro giúp thu tiếng truyền đến học sinh. Vậy là giáo viên đã có thể bắt đầu một lớp học trực tuyến!

 

Trên đây là những thiết bị cần cho giáo viên để xây dựng nên một phòng học trực tuyến. Nhưng một lớp học online mà học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên nói suốt sẽ rất nhàm chán. Vậy làm thế nào để lớp học đó trở nên thú vị? Hãy tham khảo các công cụ hỗ trợ sau nhé:

 

III. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ để dạy học trực tuyến

 

Để một lớp học trực tuyến trở nên hiệu quả cần có những yếu tố sau:

 

•    Kết nối
•    Tương tác
•    Thảo luận
•    Khuyến khích
•    Kiểm tra

 

Để đáp ứng những yêu cầu trên, chúng tôi đã tìm ra những công cụ dạy học trực tuyến giúp giáo viên thiết kế bài giảng hấp dẫn:

 

1. Đầu tiên, là nhu cầu kết nối, tức là tạo ra một môi trường có thể học trực tuyến được. Giáo viên có thể dùng các phần mềm dạy học trực tuyến Hangouts, Zoom, Skype, Microsof Teams… Các thầy cô nên phổ biến cho học sinh quy tắc học Online như sau: Tất cả phải bật webcam, tắt mic khi giáo viên giảng. Khi nào thầy cô điểm danh hoặc mời phát biểu thì bật mic trả lời, sau đó chuyển qua chế độ tắt.

 

sử dụng phần mềm để dạy học trực tuyến

 

 

2.    Để tương tác với học sinh thì giáo viên có thể sử dụng các tác vụ của Meet Hangouts, Zoom để nhắn tin, voice chat, share màn hình… Powerpoint để tạo file thuyết trình, chụp bài viết của học sinh và chữa trực tiếp trên Paint,…

 

3. Để cho học sinh có thể thảo luận với nhau, chúng ta có công cụ Padlet.com. 
Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn bản). Phần mềm này cho phép nhiều học sinh cùng viết trên một bảng, các em có thể trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ giáo viên giao một chủ đề nào đó thì có thể để nhóm đó tự thảo luận, sau 5 phút giáo viên sẽ xem lại bảng của từng nhóm.

 

4. Muốn khuyến khích học sinh tham gia học tập thì giáo viên nên xen kẽ vào bài giảng những trò chơi thú vị. Công cụ dạy học trực tuyến Kahoot sẽ giúp các thầy/cô tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm với giao diện đẹp mắt, sinh động.

 

Công cụ dạy học trực tuyến Kahoot

 

Học sinh chỉ cần truy cập vào website kahoot.it, nhập số hiệu (game-pin) và nick-name rồi trả lời các câu hỏi. Ngay sau khi trả lời xong, sẽ có kết quả xếp hạng xem ai là người đúng nhiều nhất. Giáo viên cũng có thể lưu các kết quả này để sử dụng đánh giá học sinh sau này. 

 

5. Kiểm tra để biết học sinh tiếp thu kiến thức như thế nào, giáo viên có thể sử dụng sử dụng công cụ Google From tạo các bài kiểm tra hay các bài tập về nhà cho học sinh, sinh viên của mình.

Ở đây giáo viên sẽ tạo bài kiểm tra trắc nghiệm online rồi gửi đường link cho học sinh, các em có thể làm luôn và sẽ được biết điểm ngay.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255